Hỗ Trợ

Hotline: 24/7
    0942 10 3579
    0976 287 678
    
Kinh Doanh 1: 0984 031 821
Kinh Doanh 2: 
0947 05 6767

Đại Diện Tại Tp. HCM
    0909 203 436 (Ms. Liễu)


Đại Diện Tại Kon Tum
0979 675 604 (Mr. Bộ)

Đại Diện Tại Đăk Nông
ĐT: 0948 65 3535 (Mr. Tương)
 




Thăm dò ý kiến

Bạn thích đi du lịch ở đâu khi đến Tây Nguyên?

Đà Lạt

Đắk Lắk

Gia Lai

Kon Tum

Đắk Nông

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 104

Khách viếng thăm : 60


Hôm nayHôm nay : 22807

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1099798

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23847481

KHÁCH HÀNG

 

 

Language

Chuyển ngôn ngữ

Du Lịch Đắk Lắk - Điểm Đến Thân Thiện

Thứ sáu - 03/08/2012 08:38
Lễ Hội Đua Voi

Lễ Hội Đua Voi

Đắk Lắk Dân số: 1.728.380 ngườiQuận/Huyện: Ea H'leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư M'gar, Ea Kar, M'Đrắc, Krông Pắc, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin và Tp. Buôn Ma Thuột
Đến khi nào? 
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đăk Lăk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn.

Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. Vì vậy thời điểm lý tưởng để bạn khám phá Đắk Lawsk là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nên có rất nhiều thắng cảnh đẹp như: Hồ Lắk - Lắk; thác Krông Kmar - Krông Bông; thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Gia Long - Krông Ana; thác Thủy Tiên - Krông Năng... du lịch Đắc Lắc đã được nhiều du khách gần xa biết đến với những ngọn thác hoang dã hùng vĩ giữa đại ngàn. Nhưng Đắk Lắk không chỉ có những ngọn thác trong chốn thiên thai, nơi đây còn có rất nhiều di tích, thắng cảnh, địa điểm du lịch…

Điểm Du Lịch:

Hồ Lăk




YDL - Hồ Lắk là một hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất tỉnh Đăk Lăk và cả Việt Nam. Xung quanh hồ có những dãy núi lớn được bao phủ bởi các cánh rừng nguyên sinh. Buôn Jun, một buôn làng nổi tiếng của người M'Nông, nằm cạnh hồ này.


Hồ Lắk nằm bên thị trấn Liên Sơn (hay Lạc Thiện) huyện Lắk, cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía Nam theo quốc lộ 27. Qua đèo Lạc Thiện khoảng 10 km trước khi vào thị trấn Lạc Thiện sẽ nhìn thấy hồ nằm bên tay phải. 

Đây là hồ tự nhiên có độ lớn nhất còn hơn cả Biển Hồ (tỉnh Gia Lai). Dân tộc bản địa ở đây còn có cả một huyền thoại nói hồ sâu không đáy hoặc thông qua tận Biển Hồ. Hồ rộng trên 5 km², được thông với con sông Krông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm, xung quanh hồ được bao bọc bởi những dãy núi cao nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng và có các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú. Theo truyền thuyết hồ lắk được tạo ra bởi anh hùng lắk liêng người dân tộc M'Nông.

Được coi là mắt xích quan trọng trong các tour du lịch Buôn Ma Thuột, Hồ Lắk cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc và độc đáo của người M"nông bản địa. Từ điểm du lịch Hồ Lắk, du khách có thể đến với buôn Jun – lựa chọn những ngôi nhà dài để làm điểm nghỉ chân hay tham quan Biệt điện Bảo Đại.


Khi đến với quần thể du lịch Hồ Lắk, một địa điểm có thể nhìn tổng quan cảnh hồ là ngôi nhà nghỉ mát của cựu Hoàng đế Bảo Đại. Đây là nơi Bảo Đại thường đến ngắm cảnh, săn bắn, nghỉ ngơi mỗi khi có dịp lên thành phố Buôn Ma Thuột. Biệt điện nằm ở độ cao 422 mét so với mặt nước biển, qua năm tháng và nắng mưa nhưng vẫn lưu giũ di tích lịch sử, ẩn chứa phong cách kiến trúc của cả phương Đông và phương Tây. Mái ngói, sàn gỗ trong khung cảnh yên ả nơi núi rừng – biệt điện Bảo Đại đã trở thành di tích lịch sử của thành phố Buôn Ma Thuột.

Từ Biệt điện, hướng mắt ra xa là cảnh Hồ Lắk mêng mông, nguyên sơ, dài uốn khúc như một dải lụa thiên thanh bao quanh thị trấn Lạc Thiện. Hồ rộng trên 500 ha, được thông với con sông Kơ Rông Ana. Mặt hồ luôn xanh thắm in bóng rừng thông trên các ngọn đồi ven hồ. Xung quanh hồ là các cánh rừng nguyên sinh rộng lớn với hệ động thực vật phong phú.

Bên Hồ Lắk có buôn Jun và buôn MLiêng, những buôn làng tiêu biểu của dân tộc MNông. Hai buôn này được tổ chức thành một điểm du lịch quan trọng như những buôn bảo tồn, giới thiệu văn hóa dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ở đây còn lưu giữ được rất nhiều những ngôi nhà dài truyền thống với mái lợp cỏ tranh vách thưng liếp nứa. Du khách đến đây còn được thưởng thức những nét văn hóa Tây Nguyên như điệu múa lửa, múa ngày mùa, diễn xướng cồng chiêng, đàn đá, hay đi thuyền độc mộc đi dạo trên hồ. Điểm du lịch sinh thái Hồ Lắk góp phần làm ấn tượng hơn

Tháp Yang Prong – Ea Súp


Vị Trí: Tháp Yang Prong hay còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngọn tháp Chàm nằm ở thôn 5 xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk. 
Đặc Điểm: Tương truyền, tháp là ngôi mộ của người đứng đầu làng Chăm xưa kia.


Lịch Sử: Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIII dưới thời Vua Sinhavarman III (Chế Mân), thờ thần Shiva dưới dạng Mukhalinga, cầu mong sự nảy nở của giống nòi, và ấm no hạnh phúc. ThápYang Prong được phát hiện vào quãng những năm 1904-1911 bởi một nhà dân tộc học người Pháp tên Henri Maitre. Nhà khoa học này đã khảo tả về công trình này trong cuốn Les jungles Moi (Rừng Mọi) xuất bản tại Paris năm 1912. 

Trong thời gian chiến tranh, tháp bị những kẻ đi tìm vàng đánh mìn nên đã hư hỏng nhiều.

Kiến Trúc: Tháp Yang Prong là một khối kiến trúc bằng gạch nung đỏ trên nền cao bằng đá xanh. Tháp có chiều cao 9m, đáy vuông mỗi cạnh dài 5m, mỗi mặt tường ngoài là 3 cửa giả, một cửa duy nhất mở về hướng Ðông, nơi ngự trị của các vị thần linh. Phía trên mở rộng và thon vút hình tháp bút, khác biệt với kiến trúc của các tháp Chàm khác ở Trung Bộ. 

Tháp cũng không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, núi thấp không bóng cây như những ngọn tháp chàm khác mà lại nằm chìm lấp dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp và bên dòng sông Ea H'leo hiền hòa.Tháp có bình đồ vuông, phần tiền sảnh phía Đông rộng 1,60m. Cấu trúc tháp hình vuông, phía trên nhọn như củ hành, khác với các kiến trúc Chăm thường thấy.

Hiện nay, tháp đã được công nhận là Di sản văn hóa cần được bảo tồn. Tuy đã được tôn tạo nhưng nhìn chung tháp vẫn giữ được nét cổ kính, trang nghiêm của nó.

Năm 1991, tháp đã được công nhận là Di tích văn hoá kiến trúc cấp Quốc gia

Hang đá Đắk Tur - Krông bông


Vị Trí: hang đá Đắk Tur nằm cạnh dòng thác Dak Tuar cách trung tâm xã Cư Pui (huyện Krông Bông Đắk Lắk) về phía thượng nguồn chừng 6 km. 
Đặc Điểm: Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, Hang đá Dak Tuar là nơi đóng quân của Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh. 



Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, 
Hang đá Dak Tuar là nơi đóng quân của Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh. 

Qua khảo sát đã cho thấy khu di tích này có cả một hệ thống hang đá liên hoàn gồm nhiều tầng lớp ăn sâu vào lòng núi đủ chỗ ở cho hàng trăm sư đoàn. 

Lịch Sử: Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, Hang đá Dak Tuar là nơi đóng quân của Tỉnh ủy Đắk Lắk và các đơn vị bộ đội chủ lực của tỉnh. Dựa vào địa hình hiểm trở, Tỉnh ủy và các cơ quan kháng chiến của ta đã chọn nơi đây để làm đại bản doanh lãnh đạo đồng bào các dân tộc trong tỉnh đoàn kết kháng chiến. Đế quốc Mỹ nhiều lần dùng máy bay ném bom, tổ chức nhiều cuộc càn quét hòng tiêu diệt căn cứ kháng chiến nhưng đều thất bại thảm hại. 

Tháng 5-1965 từ Hang đá Dak Tuar, Tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc H9 vùng dậy phá ách kìm kẹp của địch, giải phóng một vùng đất rộng lớn về phía Đông của tỉnh, vùng đất này nay thuộc huyện Krông Bông. Từ vùng căn cứ cách mạng này, Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo quân và dân trong tỉnh kháng chiến, giải phóng Buôn Ma Thuột ngày 10-3-1975, mở màn cho Đại thắng mùa Xuân năm 1975, toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 

Năm 1991, Hang đá Dak Tuar được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử.

Khu Biệt điện Bảo Đại


 Vị Trí: Biệt điện Bảo Đại là một di tích lịch sử nằm tại số 4 đường Nguyễn Du thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 
Đặc Điểm: Biệt điện nay là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk. 

Biệt điện nay là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.

Lịch Sử: khu biệt điện của vua Bảo Đại trước đây vốn là Tòa nhà Công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên, năm 1950 được giao lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, khi Buôn Ma Thuột được đặt trong vùng đất Tây nguyên Hoàng triều Cương thổ.

Sau khi chính phủ của cựu hoàng Bảo Đại sụp đổ toà nhà được sử dụng làm nhà nghỉ cho các tướng tá chính quyền Việt Nam Cộng hòa mỗi khi công cán tại Đắk Lắk. Sau năm 1975 toà nhà được dùng làm nhà khách tỉnh Đắk Lắk trong một thời gian dài, sau chuyển đổi thành khu Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk.


Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc 
đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk,

Kiến Trúc: Tòa nhà được xây dựng lại như hiện tại vào năm 1940 với kiến trúc rất đẹp mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có cả một rừng cây cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại; đáng chú ý nhất là có 2 cây long não trồng đối xứng ở 2 bên đường vào có dáng rất đẹp và hiếm thấy, đây có thể là một trong những cây long não to nhất ở Việt Nam.

Hiện nay, khu biệt điện là một điểm tham quan thú vị khi đến với thành phố Buôn Ma Thuột. Nơi đây trưng bày rất nhiều hiện vật có giá trị về văn hoá của hơn 44 dân tộc đang quần cư sinh sống tại Đắk Lắk, trong đó không gian văn hóa cồng chiêng và các vấn đề liên quan đến bản sắc văn hóa dân tộc tại chỗ được thể hiện rõ nét.

Tòa giám mục địa phận Buôn Ma Thuột

Vị Trí: nằm trên đường Phan Chu Trinh thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 
Đặc Điểm: Tòa giám mục địa phận Buôn Ma Thuột là một công trình kiến trúc cổ. Đây là một trong hai di tích nghệ thuật kiến trúc mang đậm màu sắc tây nguyên và đẹp nhất Buôn Ma Thuột.


Kiến Trúc: Tòa nhà có kiến trúc đẹp và mang đậm dấu ấn phong cách nhà dài truyền thống của người Ê Đê bản địa với sàn gỗ thấp mái nhọn như mũi thuyền. Trên vách gỗ được bố trí nhiều khung kính khiến vừa kín đáo vừa đảm bảo ánh nắng cho không gian bên trong. Nhìn qua, toà Giám Mục tưởng chỉ là một ngôi nhà riêng biệt nhưng thực chất bao gồm nhiều dãy trong một tổng thể nối tiếp nhau thống nhất. Chính diện là dãy nhà nằm theo chiều dọc, bên phải kế tiếp theo là dẫy nhà hình chữ T, bên trái là dãy nhà hình chữ L. Các dãy nhà nhìn chung được bố trí liền với nhau. Tòa nhà chính là nhà nguyện với một không gian hoành tráng, dài 35 m, rộng 11m với 11 cột to hình ngủ giác đều đặn hai bên và nối với nhau tạo thành một khung hình thang kiểu gô tích rất công phu và kỹ xão.

Trước đây, tòa nhà do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế với công năng sử dụng là một tu viện. Đến năm 1967 khi giáo phận Buôn Ma Thuột được thành lập thì được chọn làm tòa Giám mục cho đến ngày nay.

Hiện tại, Tòa giám mục chính  là một trong những điểm tham quan thú vị khi đến với Thành phố Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk, nhất là đối với những người theo tín ngưỡng Cơ đốc giáo.

Đình Lạc Giao


Vị trí: phường Thống Nhất, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
Đặc Điểm: là ngôi đình làng đầu tiên của những người Việt (Kinh) từ đồng bằng lên Buôn Ma Thuột lập nghiệp, thờ vị thành hoàng làng là Đào Duy Từ.


Đình được xây dựng lần đầu năm 1928 với chất liệu tranh tre, nứa lá. Diện tích ban đầu của khu đình khỏang 700m2, phía Nam giáp đường Y Jút, phía Tây và phía Bắc giáp chợ Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp đường Phan Bội Châu. 

Năm 1932, đình được xây dựng lại bằng gạch lợp ngói theo hình chữ môn, kiểu kiến trúc lòng thuyền trí trụ, hồi văn, mái bồ câu, trên y môn khắc chạm tứ linh, tứ quý, bờ nóc đấp lưỡng long hàm thực, mái trung đắp cách điệu lưỡng áng vân vọng nguyệt, gốc mái hiên hồi đắp áng vân cách điệu. Hậu đình thờ tự Thần Hoàng và những người có công với nước, hai nhà tả và nhà hữu hai bên dùng làm nơi hội họp mỗi khi tế lễ, phía trước có cổng tam quan đi vào, sau cổng là bức bình phong có chạm khắc hổ phù, sau nữa là một lư hương lớn. 

Đình đã được trùng tu nhiều lần mà mới nhất là vào năm 2004.

Hiện tại đình vẫn giữ được nguyên vẹn các lễ hội, thờ phụng như thuở ban đầu. Ngòai việc cầu cho mưa gió thuận hòa mùa màng bội thu, ngày 27/10 âm lịch hàng năm, nhân dân Buôn Ma Thuột đều tổ chức  tưởng niệm về những chiến sĩ trận vong và đồng bào tử nạn trong chiến tranh tại đây

Chùa Sắc tứ Khải Đoan


Đặc Điểm: Chùa Sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả ở Đắk Lắk. Tên Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu.

Lịch Sử: Chùa bắt đầu được xây dựng từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn chính điện thì đến năm 1953 mới khởi công. Ngôi chùa này nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương hoàng hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. 

Kiến Trúc: Chùa được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn với kiến trúc địa phương. Cổng chính theo hướng Tây Nam nhìn ra đường Quang Trung, hướng về thung lũng “Suối Đốc Học”. Trước và sau cổng đều ghi “Khải Đoan Tự”. Chánh điện là công trình chính của chùa với mặt bằng 320m2 được chia làm hai phần. Nửa phần trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường Huế. Nửa sau được xây theo lối hiện đại.

Đáng chú ý nhất trong chánh điện là tượng Phật Thích Ca ở giữa và chiếc chuông đồng đặt ở gian bên phải. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1,1m, với đài sen bằng gỗ quý cao 0,35m được trang trí rất công phu. Chiếc chuông đồng cao 1,15m, chu vi đáy 2,7m, nặng 380kg do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía Tây kinh thành Huế làm vào tháng 01.1954 (tức tháng chạp năm Quý Tỵ).

Sau nhiều đợt trùng tu, cất thêm vài công trình mới, chánh điện vẫn y như cũ và dành để thờ Đức Thích Ca; bên hông trái của chùa có tòa lục giác thờ Quan Âm Bồ tát. Ngoài việc là một trong những di tích lịch sử hấp dẫn của thành phố Buôn Ma Thuột, chùa Khải Đoan còn là nơi thể hiện dòng chảy của đạo pháp dân tộc trên đất Tây nguyên.

Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến và là một địa điểm không thể không ghé thăm khi đến Đắk Lắk

Thác Đray Nur

 
Thác Dray Nur

Thác Đray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kôp gần 3 km và đây là một ngọn thác hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Lăk. Thác Đray Nur là thác trung nguồn nằm trong hệ thống 3 thác: Gia Long - Đray Nur - Dray Sáp của sông Serepôk, tỉnhĐắk Nông. Đray Nur nghĩa là thác cái. Vì thế thác còn có tên thông tục là thác Vợ, thác này cũng được gọi Đray Nur thượng như thác Thác Gia Long phần Đray Nur hạ nằm ở tỉnh Đắk Nông. Đray Nur nằm ngay cạnh Thác Đray Sápthuộc tỉnh Đăk Nông và chỉ cách Đray Sáp một đoạn cầu treo bắt qua dòng sông Serepôk. Cả hai cùng là những thác nước đẹp và hùng vĩ. Thác Đray Nur được ít người biết đến vì lầm tưởng nằm trong cụm thác Đray Sáp nhưng thực ra khi đến đây dòng sông Serepốk chia ra làm 2 nhánh nhỏ đổ xuống hai dòng thác và nhập lại ở phía dưới, cách đó không xa.

Là sự kết hợp giữa 2 dòng sông, sông Krông Ana (sông cái) và sông Krông Nô (sông đực), hai dòng sông hòa trộn quấn quýt bên nhau tạo thành dòng sông Serepôk huyền thoại ở Tây Nguyên.Đến với Đray Nur, cảm giác đầu tiên đến với bạn là một ngọn thác hùng vĩ, thác có chiều dài trên 250m, chiều cao trên 30m, trãi rộng khoảng 150m. Bọt tung trắng xóa, hơi nước ngập tràn khiến quang cảnh xung quanh thác nên thơ.Nhưng hấp dẫn nhất không phải là việc chiêm ngưỡng thác mà là khám phá, tìm kiếm cảm giác mạnh trong hang động gần 3.000m2 phía sau thác.Nhìn màn nước mạnh mẽ, ào ạt đỗ từ trên cao xuống, không ít người rùng mình. Nhưng đối với những người yêu cảm giác mạnh, có thể trải qua cảm giác phiêu lưu khi lao thẳng người qua màn nước, cảm nhận cái rát của nước khi dội vào đầu, vào vai. Cảm giác từ một nơi tràn ngập ánh sáng, chìm trong bóng tối của hang động. Độ an toàn của việc lao vào màn nước được đảm bảo khá cao với những chiếc áo phao cho du khách mặc vào người và những tay bơi chuyên nghiệp được bố trí gần đó. Ngoài ra, thác còn đặc biệt bởi vì phía sau làn nước đổ xuống có một hang động lớn. Vì thế người ta có thể đi vào phía trong của dòng nước đổ xuống từ bên này sang bên kia mà không bị ướt áo.Khi đứng từ bên trong hang động nhìn ra những tường nước dài bao bọc phía trước, ánh sáng mờ ảo soi những tảng đá hình thù kỳ dị.Đặc điểm

 

[sửa]Sự Tích

Khác với những ngọn thác khác ở cao nguyên này, thác Đray Nur gắn với hai truyền thuyết khác nhau, với hai cách giải thích tên khác nhau. Với giải thích Đray Nur - nghĩa là thác cái, thác vợ - thác gắn liền với mối tình “Romeo và Juliet” của núi rừng. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái của hai bản khác nhau yêu nhau tha thiết nhưng do hai bản có xung đột với nhau nên tìm đủ mọi cách ngăn cấm. Không nhận được sự cảm thông của dân làng, không thể hòa giải xung đột giữa hai bản, vào một đêm trăng, cả hai đã nhảy xuống sông để trọn đời bên nhau. Tức giận vì sự ích kỷ của dân làng dẫn đến quyết định sai lầm của đôi trẻ, trời nổi cơn giông bão, nước cuồn cuộn dâng cao, chia sông thành hai nhánh, ngăn cách đường đi của 2 dòng tộc. Truyền thuyết khác lại bắt nguồn từ hang động phía sau thác, nơi được cho là nơi ở của vua thủy tề. Ngày xưa vua Thủy Tề có một đứa con trai tên là Nur, chàng hoàng tử rất khôi ngô tuấn tú và rất thích chu du ngắm cảnh. Một ngày nọ, chàng gặp 2 nàng công chúa, con của vị vua vùng đất mình ngang qua. Hai nàng rất xinh đẹp nhưng do vua cha mất sớm nên cuộc sống trở nên nghèo khó, phải đào củ mài mà ăn. Thương hai nàng vất vả, chàng theo nàng về nhà, làm phép để thạp gạo trong nhà đầy tràn, và sống hạnh phúc cùng hai nàng. Một thời gian sau, chàng nhớ vua cha, muốn về thủy cung thăm người. Nhưng công chúa, vợ chàng lo sợ nếu chồng đi thì sẽ rất lâu, thậm chí không trở về nên tìm đủ mọi cách giữ chàng, một bước không rời. Không còn cách nào khác, chàng đành hóa thân thành con dũi vàng, vượt màn nước vào động thăm cha. Người vợ cứ đứng đợi bên ngoài, đợi mãi, đợi mãi vẫn không thấy Nur trở lại. Từ đó, người dân nơi đây gọi ngọn thác này là Dray Nur, nghĩa là thác con dũi vàng. Hai truyền thuyết khác nhau nhưng những dòng nước lao từ những vách đá thẳng đứng, vỡ ra từng giọt, tung tóe vào nhau, xô đẩy nhau của thác lại giống nhau ở một điểm, đó là tựa như những giọt nước mắt khóc kẻ ở người đi.


Với sự ưu ái của thiên nhiên, đã tạo cho Dak Lak nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, thế nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác được hết những thế mạnh này. Để phát triển các khu du lịch sinh thái chúng ta cần có sự quan tâm và đầu tư hơn nữa nhằm xây dựng, phát triển các điểm du lịch này theo hướng khu nghỉ dưỡng. Thác Đray nur là 1 trong số những khu du lịch sinh thái trọng điểm, do đó chúng ta cần có những hướng phát triển cụ thể để biến thác Đray nur thành 1 điểm lí tưởng được mọi người chọn để du lịch vào các dịp lễ tết, hoặc nghỉ ngơi vào mỗi tuần sau khi làm việc mệt nhọc.



Thác Dray Sáp: Chốn bình yên giữa núi rừng Đắk Nông

Trong sự thanh khiết của thiên nhiên Dray Sáp về đêm, hoặc đợi mặt trời lên buổi sớm, buổi chiều nghe tiếng chim gọi bạn bay từng đàn ta mới thấy cuộc sống thật đẹp, thật thanh bình.

Cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 30 km có một ngọn thác tên gọi Dray Sáp, khá đẹp được nhiều người đến thăm quan du lịch. Truyền thuyết kể về Thác Khói - Dray Sáp như sau: Có một nàng con gái tên H Mi hàng ngày vẫn cùng người yêu đi làm rẫy bên nhau.

Một hôm, trong lúc họ đang ngồi nghỉ trên một hòn đá, bỗng thấy một con quái vật đầu to như quả núi, mắt lớn tựa nồi đồng, râu dài răng nhọn và toàn thân có vảy lấp lánh như bạc hiện trên bầu trời, rồi bất ngờ sà xuống đất. Chiếc vòi của nó cắm xuống.

Bỗng một cột nước khổng lồ từ dưới mặt nước phun lên. Con quái vật xòe đôi cánh lớn lượn mấy vòng, rồi phun nước tạo thành một cơn mưa dữ dội và bay mất. Cô gái trong giây phút khiếp đảm, giờ đã tan biến vào lớp mây mù. Chàng trai đã biến thành một gốc cây lớn, cắm sâu vào ghềnh đá. Chỗ ấy ngày nay là Thác Khói - Dray Sáp...

Đường vào thác Dray Sáp.
Khung cảnh bên trong...
Toàn cảnh thác Dray Sáp.

 

Những cơn mưa rừng bất chợt ào xuống rồi lại bất chợt tạnh. Những tia nắng xuyên qua cây lá rừng càng làm cho dòng nước Dray Sáp thêm kỳ ảo, lung linh. Chút mờ ảo biến hóa ở con suối tựa như mây nước tỏa khói Mang không khí lạnh, dễ chịu cho du khách khi đặt chân đến đây.

Dray Sáp được thiên nhiên ưu đãi với cảnh đẹp của rừng cây ngọn nước, cùng với huyền thoại về sự hình thành của thác nước, chuyện về tình yêu bất tử của đôi trai gái có từ xa xưa ... nay lại được con người đầu tư tu bổ khiến Dray Sáp càng thêm đẹp, thêm xinh. Nếu có dịp, mời bạn hãy một lần về bên đầu nguồn Dray Sáp.

 Theo Báo Du Lịch


Tác giả bài viết: Công ty Du Lịch DAKTOUR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH MTV TMDV DU LỊCH DAKTOUR
ĐC: 161C Khối 1, P. Tân Hòa, Tp. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk
ĐT: 0942 10 3579 - 0976 287 678 - 0262 3535 789 - Fax: 0262 3737 789
Website: www.dulichdaklak.com.vn - www.daklaktourist.vn
Email: dulichdaktour@gmail.com - dieuhanh.daktour@gmail.com


ĐẠI DIỆN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
ĐC: 140/25 Đặng Văn Ngữ, P 14, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM
 Ms. Liễu - 
ĐT: 0909 203 436

ĐẠI DIỆN TẠI KON TUM
ĐC: 186 Trần Phú, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum
Mr. Lê Bá Bộ - ĐT: 0979 675 604
Mail: dulichdaktour.kontum@gmail.com

ĐẠI DIỆN TẠI ĐĂK NÔNG

ĐC: Nam Dong, Huyện Cư Jut, Đăk Nông
Mr. Trần Văn Tương - ĐT: 0948 65 3535
Mail: dulichdaktour.daknong@gmail.com
Xem bản: Desktop | Mobile